Thứ Ba, 23 tháng 6, 2009

Bạn đã trang bị hành trang cho việc chống lại kẻ bắt nạt ở trường cho con của bạn ?

Bạo lực học đường, những từ này khiến các bạn sởn gai ốc. Vậy cụm từ những kẻ bắt nạt ở trường có khiến bạn sởn gai ốc không? Bạn cần quan tâm đến vấn đề này.

Hiện tượng bắt nạt bạn bè ở trường là một dạng bạo lực. Các chuyên gia ước tính gần 75% giới trẻ ngày nay là thành viên của cuộc chạm trán (khi là kẻ bắt nạt, khi là nạn nhân, khi là người ngoài cuộc, khi là kẻ hùa theo) trước khi chúng bước vào bậc trung học. Và trong số đó có con bạn. Bắt nạt bạn bè là một quá trình tự nhiên của tuổi niên thiếu. Đó là hành vi không thể chấp nhận được.

Trước khi bạn chuẩn bị tinh thần cho con để con đối phó với những kẻ bắt nạt, thì bạn cần phải hiểu những gì tạo nên kiểu hành vi bắt nạt bạn bè này, đó là điều quan trọng. Bắt nạt người khác được coi như một hành vi hung hăng lặp đi lặp lại với một trẻ khác yếu thế về thể chất hoặc tình cảm hơn. Tuy nhiên, trẻ có thể không là mục tiêu của những tên hay bắt nạt bạn bè, nhưng những người ngoài cuộc cũng có thể nạn nhân.

Hành vi bắt nạt được chia rõ ràng thành 3 loại:

-Bắt nạt thể chất là sự hăm doạ về thể chất, như cắn, đá, xô đẩy, chèn, và/hoặc nhổ nước bọt.

-Bắt nạt bằng lời nói như "gán" biệt hiệu, đe doạ, chế nhạo, chòng ghẹo, đồn đại, và vu khống.

-Bắt nạt bằng cách tách nạn nhân ra khỏi xã hội tức là có dự định trước để xua đuổi và tách nạn nhân ra khỏi các hoạt động theo nhóm hoặc các hoạt động xã hội bằng cách tung ra những lời đồn đại.

Các đặc tính của một kẻ bắt nạt bao gồm bốc đồng, thống trị, thiếu sự cảm thông, cần trở thành trung tâm gây sự chú ý, có những thái độ không lành mạnh về bạo lực và các hậu quả của bạo lực.

Mặc dù nhiều người tin vào nguyên nhân khiến trẻ hay bắt nạt bạn bè bắt nguồn từ việc đứa trẻ đó không cảm thấy an toàn và không ưa chính bản thân mình. Nhưng không phải như vậy, những trẻ hay bắt nạt người khác cảm thấy tự tin. Chúng là những đứa "không biết sợ" và to khoẻ, những đặc điểm mà được bạn bè cùng trang lứa ngưỡng mộ.

Những yếu tố có thể góp phần vào việc hình thành nên hành vi hung hăng của trẻ bao gồm gia đình, nhóm bạn, hàng xóm, xã hội, và trường học. Những trẻ hay bắt nạt bạn bè thường nếm mùi bạo lực hoặc bị mọi người trong gia đình bỏ bê, bố mẹ ít giám sát. Trẻ bị anh chị chế giễu sẽ có xu hướng trở thành những kẻ bắt nạt. Những trẻ khác coi bắt nạt người khác để được mọi người chấp nhận, để có được tình bạn, và để nổi tiếng.

Nạn nhân là những trẻ cảm thấy không an toàn hoặc thận trọng, những trẻ đó hiếm khi bảo vệ hoặc trả đũa khi giáp mặt, và/hoặc một trẻ thiếu các khả năng xã hội hoặc yếu đuối về thể chất. Thật không may, khi những kẻ bắt nạt thiếu lòng thương, những nhược điểm về thể chất của trẻ cũng là con mồi của những kẻ bắt nạt. Tuy nhiên, bất kỳ trẻ nào cũng có thể là nhạn nhân. Những kẻ bắt nạt còn thách thức nhiều trẻ để nổi tiếng hơn.

Kẻ bắt nạt cần có một người nghe theo. Vì vậy, hành vi bắt nạt tập trung chủ yếu ở trường. Nhà ăn, sân chơi, hội trường, nhà kho, nhà vệ sinh là những nơi xảy ra chạm trán.

Những thành viên trong cuộc chạm trán gồm có kẻ bắt nạt, những người hùa theo, nạn nhân, và những người ngoài cuộc. Nghiên cứu cho thấy rằng 75% trẻ ở trường học sẽ vài lần đóng vai trò những thành viên khác nhau trong cuộc chạm trán đó trước khi trẻ học lên đến bậc trung học, ít nhất là một lần.

Khi trẻ bị kẻ khác bắt nạt, nạn nhân phải chịu rất nhiều hậu quả. Trẻ sẽ đi xa hơn để tránh trở thành nạn nhân. Nếu con trẻ không được chuẩn bị tinh thần tích cực để chống lại kẻ bắt nạt thì trẻ thường dùng các phương pháp tiêu cực như bỏ học, giả vờ ốm, điểm số học tập kém và sống thu mình.

Đối với những trẻ liên tiếp là nạn nhân, sự bẽ mặt, sự sợ hãi, lo lắng sẽ kéo theo sự suy nhược cơ thể, điều đó sẽ khiến trẻ hành động theo ý của người khác và làm cho trẻ nhút nhát.

Nạn nhân có thể cảm thấy xấu hổ và coi mình là người thất bại. Chúng có những bệnh liên quan đến căng thẳng như đau đầu và đau họng. Trong phần lớn trường hợp, nạn nhân có thể suy nhược và có ý nghĩ tự tử.

Thiếu sự an toàn là một vấn đề quan tâm hàng đầu đối với trẻ nhỏ, và hành vi bắt nạt là một đe doạ có thực và liên tục. Khi nhận thức về an toàn của trẻ bị tổn thương, trẻ thường phản ứng với vai trò của người ngoài cuộc, ngay cả khi nạn nhân đó là bạn của trẻ. Điều này trở thành gánh nặng cho trẻ và có thể khiến trẻ cảm thấy tội lỗi vì mình đã không làm gì để ngăn cản sự việc. Các lý do để không tố cáo sự việc hoặc không giúp bạn khi bạn bị bắt nạt có thể là do trẻ sợ trả thù và bị xua đuổi giống như hậu quả của những người khác.

Thiếu cảm giác an toàn sâu sắc sẽ phá huỷ môi trường và quá trình học tập. Điều đó có thể gây chia rẽ trong lớp học, và làm học sinh lo lắng. Cảm giác thiếu an toàn còn hạn chế sự sáng tạo và tự diễn đạt bản thân của học sinh. Thường thường, điều này sẽ khiến học sinh không tập trung, và kèm theo là kết quả học tập giảm sút.

Chuẩn bị tinh thần cho con bạn đối phó với kẻ bắt nạt

Dạy con bạn đi thẳng người và kiêu hãnh, và nhìn thẳng vào mắt của kẻ bắt nạt. Ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng. Vóc dáng người tự tin, tích cực sẽ giúp con bạn đương đầu với những kẻ bắt nạt trong nhiều năm.

Dạy con bạn kết hợp vóc dáng tự tin với những suy nghĩ tự nhận thức về bản thân tích cực, những suy nghĩ đó làm căn cứ cho các quyền lợi của bé. Những lời khẳng định sẽ hỗ sợ con bạn nói mà không cần phải khiêu khích kẻ bắt nạt, và không làm tình huống căng thẳng.

Yếu tố ngạc nhiên có thể đẩy lùi kẻ bắt nạt. Kẻ bắt nạt thích "con mồi" dễ. Một trò đùa, một lời bình luận nhẹ nhàng hoặc một câu hỏi là một phản ứng mà kẻ bắt nạt không mong đợi, và những lời đó chỉ vừa đủ cho kẻ bắt nạt suy nghĩ lại những hành vi của mình không đạt được kết quả mong muốn.

Giúp con bạn phân biệt được các kiểu vai trò. Khuyến khích con bạn đọc truyện truyền cảm hứng. Chia sẻ thời gian này với con và chỉ ra sức mạnh của nhân vật và tính kiên nhẫn có thể đạt được những kết quả tích cực mà không cần phải sử dụng đến bạo lực hoặc quyền lực.

Viết là một cách khác giúp con bạn đương đầu với kẻ bắt nạt. Khuyến khích con bạn viết nhật ký, tập làm thơ hoặc các bài hát. Sáng tạo và tự diễn đạt là những công cụ rất quan trọng, và có hiệu quả trong những vấn đề tiêu cực. Viết còn có thể giúp con bạn cảm thấy an toàn. Bạn hãy chỉ ra những lợi ích của kinh nghiệm hàng ngày này như diễn đạt các cảm xúc của con về kẻ bắt nạt.

Tình bạn là yếu tốt rất quan trọng. Nếu con gặp khó khăn khi kết bạn hoặc duy trì tình bạn, thì bạn hãy can thiệp và giúp đỡ con. Tình bạn là một pháo đài bảo vệ con bạn khỏi kẻ bắt nạt. Hãy quan sát và phân biệt những trẻ nào có thể kết bạn với con bạn và sắp xếp một buổi gặp. Khuyến khích con bạn tham gia vào các hoạt động xây dựng sức mạnh và sự tự tin.

Patricia Gatto, cùng với chồng, John De Angelis là tác giả của một cuốn sách viết về trẻ em, cuốn Milton's Dilemma. Cuốn sách nói về một cậu bé cô đơn và những cuộc vận lộn của cậu với những kẻ bắt nạt ở trường.

Nguồn: Family Resouce

Biên dịch: Ngô Thu Hiền

Không có nhận xét nào: