Thứ Năm, 30 tháng 7, 2009



Thông Báo Câu lạc bộ Karate-do Đội Nhân chuyển địa điểm :

Gửi tới toàn thể phụ huynh học sinh và mọi thành viên trong câu lạc bộ. Câu lạc bộ chúng ta chính thức chuyển địa điểm tới nơi khang trang, rộng rãi và sạch đẹp hơn.

ĐỊA ĐIỂM MỚI : KHU NHÀ THỂ CHẤT TRƯỜNG CẤP 2 HOÀNG HOA THÁM - Khu 7,2ha phường Vĩnh Phúc Ba Đình Hà Nội.

Đường đi: theo phố Đội Nhân đi sâu vào phía trong khoảng 200m
- Từ phía đường Bưởi có thể rẽ xuống dốc K80 và K82 để vào khu 7,2ha
- Từ đường Hoàng Hoa Thám có thể rẽ xuống dốc trường cấp 1 Hoàng Hoa Thám, trường mầm non Hoàng Hoa Thám và khu ký túc xá trường cao đẳng sư phạm Hà Nội. Từ đó đi sâu vào phía trong 200mét.

Với địa điểm mới, câu lạc bộ sẽ có thể sinh hoạt đầy đủ các buổi tập, không phải nghĩ khi thời tíêt xấu, chỉ nghĩ khi có mưa bão lớn, hoặc sự kiện của nhà trường. Mong rằng tất cả học viên sẽ cố gắng rèn luyện để phát triển ngày càng tốt hơn.

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2009


Thông báo tình hình cúm khẩn cấp
Kính gửi toàn thể phụ huynh, thành viên câu lạc bộ Karate-do Đội Nhân.
Hiện nay, tình trạng dịch cúm đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu phụ huynh và các cháu giữ sức khoẻ , rèn luyện thể chất để tăng sức đề kháng với bệnh tật. Ngoài ra, nếu có bất kỳ các biểu hiện cúm nào cũng cần đi đến các cơ quan y tế để kiểm tra. Nếu trong trường hợp mắc phải, hoặc sống tại khu vực có người bị mắc cúm, Câu lạc bộ yêu cầu học sinh nghỉ tập ở nhà để phòng tránh lây lan.
Yêu cầu các học sinh phải luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân, không tham gia các nơi đông người mà môi trường không tốt.
Chịu khó rèn luyện thể chất để tăng khả năng đề kháng với bệnh tật.
Rất mong mọi thành viên luôn khoẻ mạnh và đi tập đều đặn.
Xin cảm ơn

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2009

Chương trình vui chơi giải trí :
1. Công Viên Nước Hồ Tây : 16h30 ngày 11/7/2009 - Lệ phí : 60.000vnđ
2. Xem phim hoạt hình tại trung tâm chiếu phim quốc gia : sáng 19/7/2009 - Lệ phí 40.000vnđ
3. Thăm quan đền Sóc tại Sóc Sơn : Chủ Nhật ngày 26/7/2009 . tập trung lúc 9h sáng tại số 6 Đội Nhân - Lệ phí : 100.000vnđ
4. Chương trình xem múa rối nước Thăng Long : Chủ nhật ngày 9/8/2009. lệ phí : 60.000vnđ
5. Chương trình xem phim tại trung tâm chiếu phim quốc gia : sáng 15/8/2009 - lệ phí 40.000vnđ
6. Chương trình tổng kết, thi lên cấp vào tháng 9 < dự kiến 12/9/2009 > tại bảo tàng dân tộc học Việt Nam. Lệ phí : 100.000vnđ

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2009


Dạy Trẻ Từ Những Điều Nhỏ !

Có rất nhiều sách, bài báo đề cập tới việc giáo dục kỹ năng xã hội, kỹ năng sống cho trẻ em. Với những ngôn từ cao siêu, như giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức, tinh thần đồng đội...vvvv..Nhưng những điều đó, rất ít trẻ có thể hiểu được các ngôn từ cao quá là cao.
Với chúng tôi, giáo dục kỹ năng cho trẻ như là chúng ta nhặt từng viên sỏi nhỏ để đắp thành tường lớn, chứ không phải là những viên gạch to đùng đùng. Giáo dục kỹ năng sống cho các bé cần có một sự kiên trì, và từ những cái rất nhỏ tưởng chừng như không cần thiết. Bố mẹ nào cũng muốn con ngoan, thầy cô nào cũng muốn trò giỏi, nhưng trước hết những người lớn phải là những ví dụ hiện hữu nhất trong cách ứng xử, hành vi và lối sống cho các bé.

Dạy trẻ chuẩn bị đồ:

nghe thì rất khó, làm sao một đứa trẻ 4-6 tuổi có thể chuẩn bị đồ đạc cho mình được. Tôi xin cam đoan là các cháu có thể làm được nếu chúng ta chú ý hướng dẫn các cháu. Ví dụ : trước những buổi học, buổi tập võ hãy hướng dẫn các cháu chuẩn bị quần áo, nước uống, hay dụng cụ cùng các cháu. sau một hai lần, các cháu có thể tự làm, người lớn hãy thỉnh thoảng kiểm tra bằng cách : nào, hôm nay bố / mẹ con mình cùng sắp đồ nhé, xem con có chủân bị tốt hơn bố/ mẹ không?
- khi clb tổ chức đi cắm trại, thầy giáo đưa một danh sách các đồ dùng cần chuẩn bị, bố mẹ hãy bớt chút thời gian cùng bé tìm mua, chuẩn bị đầy đủ hành trang đó. Việc chuẩn bị đồ vô cùng ý nghĩa cho việc phát triển tính tự giác, kỷ luật và khả năng tổ chức cho các cháu.

Nói lời cảm ơn

- Việc này cũng quan trọng như việc chúng ta cảm ơn đối tác trong công việc, hãy nói với trẻ về việc phải cảm ơn những ai giúp đỡ mình, dù là nhỏ nhất. Ví dụ : bố mẹ đưa bé đi vào nhà hàng, chú phục vụ bàn mang đồ ăn ngon ra, bố mẹ hãy cảm ơn người phục vụ và nói với bé : con cảm ơn chú đã mang đồ ăn ngon cho con chưa?. Từ đó, bé sẽ nghi nhớ những việc làm nhỏ ý nghĩa này, lớn lên cháu sẽ biết chia sẻ với mọi người, khả năng hoà đồng tốt hơn, và qua đó giao tiếp sẽ tốt hơn.

Chào thầy giáo

Chào thầy giáo là một thói quen rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ tôn trọng việc học tập của chính mình. Khi đến lớp, bố mẹ hãy yêu cầu cháu chào thầy giáo . Các đứa trẻ sẽ rất thích được chào thầy giáo to gần như hét lên để thầy phải chú ý tới mình. Đó là một điều tuyệt vời, khi đó các thầy cô đừng bỏ qua việc chào lại học sinh. Ở câu lạc bộ chúng tôi, tất cả mọi học sinh đều chào thầy giáo rất to và luôn được các giáo viên âu yếm chào lại các cháu bằng sự tôn trọng cao nhất : thầy chào con, thầy chào cháu...Ngoài ra, khi bắt đầu và kết thúc buổi học, tất cả lớp đều cúi đầu chào thấy theo kiểu chào truyền thống Nhật Bản. Qua những họat động nề nếp như vậy, các cháu sẽ ý thức được việc tôn trọng thầy cô, tôn trọng người lớn và pháp luật.

Đi học đúng giờ :

Hãy luôn cố gắng sắp xếp thời gian để trẻ được đến lớp đúng giờ. Vịêc tuy nhỏ, nhưng nó ảnh hưởng tới trẻ nhiều. Khi đi học đúng giờ, trẻ sẽ có thói quen, tác phong tốt hơn và tránh được hiện tượng trù bị tâm lý < tức là cảm thấy ngại ngại trước cả lớp khi mình đi học muộn, mặc dù không phải lỗi của các cháu >.
Nếu trong trường hợp cháu đi học muộn, phụ huynh hãy dẫn cháu vào tận nơi và xin lỗi, xin phép thầy giáo vào lớp. Điều đó, sẽ cho cháu hiểu sự việc này là một lỗi, và chúng ta là người có lỗi, chúng ta cần xin phép để sửa chữa. Ngoài ra, giúp trẻ có sự hỗ trợ về mặt tinh thần khi cháu hoà nhập vào buổi học với các bạn. Chỉ cần một câu nói của phụ huynh với thầy cô trước mặt cháu và cả lớp : xin lỗi thầy, đường tắc quá, hai bố/ mẹ con đi không kịp. Thầy cho cháu vào lớp. Qua đó, trẻ không cảm thấy mình có khuyết điểm trước mặt cả lớp và thầy giáo. Nguy hiểm nhất là hình thành thói quen, là vào học lúc nào, kỉêu gì cũng được, cho qua quýt việc nhỏ này, sẽ hình thành thói quen không tốt với trẻ về tính kỷ luật và sự tôn trọng tập thể.

Nghỉ học xin phép :

Cũng như đi học muộn, nghỉ học tạo tâm lý trù bị, cảm giác bị khuyết điểm đối với thầy và lớp của trẻ em. Chính vì thế, với bất cứ lý do nào . nếu trẻ phải nghỉ học, bố mẹ hãy liên lạc với thầy cô giáo, cố gắng liên lạc trước mặt cháu và cho cháu bíêt, như vậy trẻ sẽ hiểu tầm quan trọng của việc thông báo, tính kỷ luật và giúp trẻ không cảm thấy bị khuyết điểm nữa.

Ôn luyện :

Văn ôn võ luyện, việc ôn luyện chỉ mất khoảng 10-15phút, nhưng nó rất quan trọng với việc phát triển thể chất, kiến thức , và tính cách của trẻ. Hãy cùng các con tập luyện khoảng 10-15 phút trước khi cháu tới trường, điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin với các bạn trong lớp hôm đó hơn. Việc này tưởng rất buồn cười đối với người lớn, nhưng trẻ em thực sự nghĩ rằng : sau khi mình tập luyện xong,mình có thể là siêu nhân, mình khoẻ hơn các bạn, mình sẽ phải giỏi hơn các bạn.
Ngoài ra, việc rèn luyện như vậy, rèn luyện tính kiên trì bền bỉ cho trẻ em. Có những trẻ bị dính khớp, tức là các khớp không duỗi thẳng tối đa được, việc rèn luyện hàng ngày càng quan trọng hơn.

Kể Chuyện lớp

bạn múôn con mình có khả năng nói chuyện lưu loát, trình bày tốt. Như người lớn để có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết trình cao cấp thì đều hiểu phải rèn luỵên rất lâu mới có thể làm tốt. Vì vậy, hãy bắt đầu từ bây giờ đối với trẻ. Sau mỗi buổi tập về, hãy hỏi trẻ để cháu kể lại những gì hôm nay được học, những bài tập cháu thích nhất. Có thể biểu diễn lại cho bố/ mẹ xem không? Qua đó, cháu sẽ tự tin trong giao tiếp, trình bày hơn. Vì những gì trẻ thích, trẻ rất muốn kể cho ai đó, đặc biệt là người thân yêu.

Xung đột với bạn trong lớp

Trẻ em thường có nhiều xung đột với những lý do rất không ngờ đối với người lớn. Nó sẽ tạo cho trẻ cơ hội để rèn luyện bản thân. Trong cuộc sống sau này, không thể không có xung đột với ai đó. Ngay từ nhỏ, hãy hướng dẫn trẻ cách giải quyết xung đột thịện cảm nhất. Bố mẹ, thầy cô chỉ là những người hướng dẫn và quan sát . Còn việc giải quyết, hãy để các cháu tự giải quyết theo những hướng dẫn đó. Người lớn đừng tham gia quá nhiều vào thế giới riêng của trẻ. Trẻ em dễ có xung đột, nhưng cũng dễ làm hoà với nhau nếu có cơ hội và môi trường tạo ra từ người lớn.
Ngoại trừ những trường hợp sau thì cần can thiệp thật sâu sắc và nghiêm khắc : ví dụ như một nhóm trẻ họp nhau bắt nạt một bạn yếu hơn, hay có sự tổ chức dùng các đồ chơi, đồ ăn để bắt nạt,sai khiến bạn khác. Đó là những việc mà thầy cô và bố mẹ cần có sự can thiệp tốt.

Chia sẻ với bạn :

Hôm nay bạn của con không mang nước, bố mẹ có thể nói với trẻ là : bạn H hôm nay quên nước, con nhớ cho bạn uống cùng nước của con nhé. Có thể hôm nào đó, con quên nứơc, bạn ấy sẽ cho con uống đó. Chỉ với câu nói đó, trẻ sẽ học được tính chia sẻ khó khăn rất cao. Quan trọng là người lớn cần nói với trẻ.

Nỗ lực vì cả nhóm :

Tại lớp , có những hoạt động chia nhóm để tập luyện. Ở mỗi nhóm, sẽ có bạn khoẻ và bạn yếu, bạn giỏi và bạn kém. Thầy giáo sẽ hướng dẫn cho các bạn biết cách động viên, hướng dẫn lẫn nhau để cả nhóm thành công. Việc này không chỉ kích thích việc hoà đồng cho trẻ, mà cả tinh thần đồng đội, khả năng tổ chức... cho trẻ. Về nhà, bố mẹ hãy nói lắng nghe trẻ, hỏi trẻ hôm nay nhóm con thắng hay thua. Nếu thắng, hãy chúc mừng con và hỏi : con đã nỗ lực như thế nào , nhóm con đã làm gì để chíên thắng. Nếu nhóm con thua: con đã cố gắng hết khả năng của con chưa? nhóm con ai đã làm tốt nhất ?

Ra ngoài đám đông :

Vịêc cho trẻ đi ra ngoài đám đông như lễ hội, triển lãm đối với bố mẹ đôi khi là những việc vất vả, hoặc nguy hiểm, hoặc ngại vì sẽ mệt, không thích của người lớn. Nhưng không phải, đối với trẻ em, việc đó vô cùng quan trọng tới việc phát triển khả năng tự lập, phán đóan cũng như lòng dũng cảm tự tin cho trẻ. Khi ra chỗ đông người, người lớn còn đôi khi bị choáng ngợp nữa là trẻ em. Hãy chấp nhận, cháu sẽ mệt, có thể ốm hoặc có thể gặp đôi chút nguy hiểm. Nhưng việc đánh đổi đó là đáng giá nếu chúng ta kiểm soát và bao quát tốt. Vịêc tham gia các sự kiện lớn làm cho trẻ cảm thấy tự tin và vững chãi hơn. Đôi khi người lớn còn cảm thấy mình vinh dự, thấy tự hào khi được xem Olympic, hay world cup , trẻ em thì chỉ cần những hoạt động nhỏ hơn thế rất rất nhiều.
Dã Ngoại Thường Xuyên

Không gian sống chật hẹp, việc trẻ em thành phố không bíết đâu là con trâu hay con bò là khá thường xuyên. Các cháu xem hình thì bíêt nhiều, nhưng thực tế lại không nói được. Việc cho các cháu được thực tế giúp các cháu có nhận thức tốt về cuộc sống,thiên nhiên và bản thân nhiều hơn.

Chịu đựng thời tiết:

Thời tíêt ngày càng khắc nghiệt hơn, ai cũng hiểu. người lớn còn không chịu nổi, tại sao bọn trẻ chịu nổi. Việc này rất quan trọng,trẻ em cần được thích ứng quen dần với khắc nghịêt của thiên nhiên. Bạn có dám chắc, đảm bảo rằng sau này con bạn sẽ chỉ ở những nơi tốt nhất , các toà nhà máy lạnh, đi lại trong ô tô, di chuyển bằng đường hầm.Ở Nauy, trẻ em phải tập chịu lạnh từ lúc 3 tuổi, gần như cả ngày trẻ được chơi và học ngoài trời tuyết. Việc giáo dục trẻ về thời tiết, quan trọng như việc uống nước vậy. Có rất nhiều tác động tốt của phương pháp này,ngoài việc giúp trẻ tăng sức chịu đựng ra, còn giúp trẻ có thêm trải nghiệm sống, khi đó trẻ cần biết phải làm gì khi gặp thời tiết như vậy, qua đó tính sáng tạo của trẻ được phát triển rất nhiều.

Ăn Rau Vs Ăn Cá hoặ Thịt:

phụ huynh khá vất vả với các cháu lười ăn, và không bíêt tại sao các cháu không thích ăn rau hoặc thịt. Đơn giản, ngay từ bé chúng ta cần nghiêm túc với trẻ trong việc ăn uống. Hãy cho trẻ vận động để trẻ có nhu cầu ăn, uống cao hơn. Sau đó, hãy chuẩn bị thức ăn như một phần thưởng dành cho việc trở thành ngừời khoẻ mạnh giống như siêu nhân. Theo quan sát của chúng tôi, nếu lúc 4-6 tuổi không được dạy tốt về thói quen ăn úông thì đến 8 tuổi trở lên là rất khó thay đổi. Sau khi tập luyện, các cháu sẽ rất khát nước, như vậy việc ăn rau như là việc bù nước xuất hiện trong nhu cầu của các cháu. tập xong các cháu, việc đói là đương nhiên, hãy yêu cầu các cháu ăn thịt và cá nữa. Càng để các cháu tự giác sớm trong việc này, trẻ sẽ càng tiến bộ nhanh hơn trong tương lai vì nó ảnh hưởng đến tính tự giác của trẻ khi lớn lên.

Trên đây là một số vấn đề mà phụ huynh, người lớn thường coi là bình thường. nhưng không phải, tất cả sẽ hằn sâu vào trong suy nghĩ của trẻ theo năm tháng. Những kỹ năng lớn lao : kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, tinh thần đồng đội, thuyết trình sau này của các cháu cần được vun đúc từ những cái viên sỏi nhỏ bây giờ. Ở CLB chúng tôi, tất cả các cháu đều được đối xử công bằng,điều đó là tối quan trọng trong việc giáo dục trẻ em. Các thầy giáo không bao giờ từ chối bất kỳ câu hỏi nào của các cháu ngoài giờ tập luyện.

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2009

PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUỴÊN CỦA CÂU LẠC BỘ ĐỘI NHÂN

Phương pháp huấn luyện Karate-do Đội Nhân được xây dựng bài bản và khoa học. Sau quá trình nghiên cứu và học hỏi từ các phương pháp của các nước tiên tiến, kết hợp giữa kiến thức khoa học thể chất của phương tây với tính truyền thống của Karate-do Nhật Bản. Chúng tôi đã xây dựng lên phương pháp huấn luyện phù hợp với thanh thiếu niên Việt Nam,có thể nói đây là phương pháp duy nhất có tại Việt Nam. Với phương pháp này, chúng tôi hoàn toàn tự tin để đảm bao sau thời gian tập luyện đủ, các em sẽ phát triển một cách khá toàn diện về kỹ năng vận động thể chất.

Mục tiêu lợi ích của phương pháp :

- Xây dựng sự tự tin và tính tự giác cao cho học sinh
- Phát triển thể chất và thể lực
- Phát triển các kỹ năng xã hội : kỹ năng giao tíêp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo.....
- Thúc đẩy tình yêu cho việc học tập và rèn luyện thân thể suốt đời
- Xây dựng trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo
- Truyền đạt các kiến thức về Karate : kỹ thuật căn bản, biểu diễn, và đối kháng tự vệ
- Phát triển các kỹ năng sinh tồn
- Xây dựng thói quen sống năng động và lành mạnh.

Mô tả phương pháp :

- Sự kết hợp giữa các bài tập phát trỉên tố chất vận động với bài tập chuyên môn Karate
- Đi từ đơn giản tới phức tạp, các bài tập phát triển tố chất nhằm phát triển toàn diện các kỹ năng vận động : thăng bằng, khéo léo, khả năng phối hợp, nhảy, chạy...
- Các bài tập chuyên môn của Karate nhằm phát triển kỹ thụât võ thuật, tính cách và đạo đức
- Các chưong trình học ngoại khoá, thể lực, vui chơi nhằm phát triển các kỹ năng xã hội và tính sáng tạo cho học sinh
- Ép dẻo cho học viên nhằm tạo sự mềm mại, uyển chuyển và thúc đẩy phát triển sự khéo léo cho học viên, đảm bảo sự phát triển cân đối về hình thể.
- Chia nhóm hướng dẫn nhằm phát triển các kỹ năng sống cá nhân cho học sinh : kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng truyền đạt, kỹ năng làm việc nhóm.
- Họat động truyền thống nhằm hướng tới giáo dục đạo đức, lễ giáo cho học viên.

Ưu điểm của phương pháp:
- Phương pháp nhằm phát triển tối ưu khả năng vận động đối với từng học sinh
- Phát triển toàn diện về cả nhân cách và thể trạng
- Học sinh có thể trao đổi trực tiếp với HLV để nói về mong muốn và yêu thích của mình
- HLV có thể hiểu rất rõ khả năng của từng học sinh

Nhược điểm của phương pháp:
- Với yêu cầu, mỗi lớp hoặc nhóm học sinh chỉ có thể tối đa là 25 học sinh
- Hạn chế về mặt không gian tập luyện là một bất lợi
- Chi phí dành cho học sinh cao hơn những trung tâm khác.




Thứ Năm, 2 tháng 7, 2009

Dạy Trẻ Cách Tự Vệ và Phòng Tránh Xâm Hại Tình Dục !

Những vụ việc trẻ vị xâm hại tình dục gần đây xảy ra liên tục khíến các bậc cha mẹ lo lắng nhưng không biết làm cách nào để bảo vệ con mình mọi lúc mọi nơi. Hậu quả để lại của việc bị xâm hại tình dục không những gây ra tổn thương về thể chất mà về cả tinh thần cũng thực sự khó khắc phục. Sự suy sụp về tinh thần, hoảng loạn, có xu hướng muốn tự tử hay tự huỷ hoại mình, thái độ muốn trả thù đời hoặc đi tìm sự quên lãng trong tệ nạn là những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Cha mẹ không thể lúc nào cũng kè kè bên con mình. Vì vậy, cần dạy cho trẻ cách tự bảo vệ mình. Vậy bằng cách nào ?

Theo hướng dẫn của Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em < bộ lao động và thương binh xã hội >, các bậc cha mẹ cần nói cho con biết thông tin đúng đắn, chính xác về khi nào,ở đâu trẻ dễ bị xâm hại tình dục và ai là người có thể xâm hại trẻ.Hãy nói cho trẻ biết kẻ xâm hại có bề ngoài cũng giống như những người bình thường khác, thậm chí là người thân, sống cùng khu phố, hàng xóm của các em....Tâm lý chung của những kẻ xâm hai tình dục thường tìm đến các đối tượng trong số trẻ em mà chúng quen biết. Chính sự gần gũi đã tạo nên ham muốn xâm hại ở những kẻ này, đồng thời tạo sự tin tưởng ho trẻ nên không có sự đề phòng từ trẻ và cả các bậc phụ huynh. Nó cũng làm cho kẻ xâm hại dễ có thời cơ thực hiện các ý định của mình.

Một SỐ Nguyên Tắc An Toàn Cá Nhân Mà Cha Mẹ Cần Dạy Trẻ:
1. Dạy trẻ bíêt nói không với người lớn:
Trẻ thường được dạy là phải bíêt nghe lời người lớn mới là ngoan . Chính vì sự dạy dỗ đó mà trẻ em rất tin cậy vào người lớn, do đó dễ bị lừa gạt, mua chuộc, dễ bị trấn áp về tinh thần và thể lực. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần dạy và đôi khi cho phép trẻ từ chối để bảo vệ trong những tình huống bất lợi nhu có người rủ đi chỗ vắng vẻ, tối tăm, trẻ cần cương quyết từ chối.
2. Dạy trẻ làm chủ cơ thể mình:
Bạn cần hướng dẫn trẻ biết ai là người có thể chạm vào và chạm vào như thế nào, để làm gì. Hãy dạy trẻ cách từ chối không cho người khác giới động chạm vào cơ thể, vào những khu vực nhạy cảm. Hãy hướng dẫn trẻ cách phản ứng với những người khác động chạm vào vùng cấm đã được cha mẹ chỉ bảo.
Một điều quan trọng là cha mẹ càn giúp trẻ cảm thấy thoải mái, tự tin khi bước vào tuổi dậy thì. VIệc trẻ cảm thấy bỡ ngỡ, lúng túng và tò mò trước những thay đổi ấy cũng là nguyên nhân của nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em.
3. Hướng dẫn trẻ tránh xa những tình huống bất lợi
Cha mẹ nên dạy cho trẻ em biết cách quan sát, nhận bíêt các hành vi xâm hại tình dục, biết cách tránh xa bất kỳ ai và những nơi trẻ cảm thấy không an toàn hoặc bị đe doạ, sợ hãi như những người rựợu chè, tránh nơi tối tăm, vắng vẻ, tránh xem những sách báo phim ảnh đồi trụy.
Giúp trẻ biết cách tránh thực hiện những hành động vô tình khiến người khác cảm thấy bị khêu gợi, kích thích, đặc biệt là trong cách ăn mặc, cử chỉ, cách nằm, ngồi ... tránh sự thúc đẩy xâm hại tình dục.
4. Dạy trẻ tự tin vào linh tính của mình:
Trẻ em có sự nhạy cảm tự nhiên về những bất thường đang đến. Do đó, cha mẹ nên dạy trẻ tự tin vào linh tính của mình. Khi cảm thấy có gì bất thường thì trẻ cũng đã phải đề phòng và tránh xa nơi nguy hiểm.
5. Dạy trẻ biết những điều gì không nên giữ bí mật
Nhiều kẻ xâm hại tình dục thường dụ dỗ, đe doạ, hay ép buộc để trẻ không nói cho ai biết. Cha mẹ cần dạy trẻ bíêt không sợ những lời đe doạ. Hãy tạo niềm tin rằng bố mẹ có thể giúp trẻ giải quyết mọi sự sợ hãi hay đau đớn.
6. Dạy trẻ bíêt tìm người gíup đỡ:
Trẻ cần được chỉ dẫn cách tìm người giúp đỡ nếu trẻ em bị sờ mó thô lỗ. Bạn cần nói với trẻ rằng mọi người sẵn sàng bảo vẹ khi trẻ em bị đe doạ. Bên cạnh vịêc dạy con biết tự bảo vệ mình, cha mẹ cũng phải luôn biết rõ con ở đâu, với ai. Hãy thường xuyên nói chuyện với con cái để biết điều gì đang diễn ra khi con ở một mình với người được gửi gắm, với người trông trẻ...
Khi dạy dỗ trẻ cần thật khéo léo, không nên làm cho trẻ sợ hãi, hoặc tẩy chay người lớn. Cha mẹ cần nhấn mạnh rằng chỉ có ít người xấu, còn người lớn ai cũng yêu quý trẻ em.
7. Hãy cho trẻ một cơ thể khoẻ mạnh, tự tin :
Hãy cho trẻ tham gia các hoạt động cộng đồng, thể thao . Các môn võ thuật giúp trẻ phát triển khả năng phán đón, suy nghĩ tích cực và sức chịu đựng tốt hơn. Hãy cho trẻ cơ hội được rèn luỵên với các hành vi con người như khi bị tấn công, khi lưu trú nơi mới, khi ra đám đông, khi gặp người lạ. điều đó giúp trẻ phát triển tầm nhìn của cá nhân.