Thứ Ba, 30 tháng 6, 2009

PHÒNG THỦ TRONG KARATE-DO


Quan niệm phòng ngự của Karate không mang ý nghĩa thụ động, chờ đợi và chống chọi những trận tấn công của đối phư­ơng. Quan niệm vể phòng ngự của Karate đồng nghĩa với tấn công, để chặn đứng mọi cuộc tấn công khi đối phương mới bắt đầu. Giống như câu nói "Karate ni sente nashi" (Karate không tấn công trư­ớc), và thông qua tất cả những bài quyền, Karate đều bắt đầu bằng đòn đỡ. Tinh thần của Karate là không gây hấn", như­ng trong trường hợp phải bảo toàn thì phòng ngự sê trở thành những kỹ pháp quyết liệt. Qua 4 lư­u phái Karate có tổ chức lớn nhất (thường gọi là Tứ đại l­ưu phái) tại Nhật Bản, chúng ta sẽ hiều rõ hơn về những quan niệm và kỳ thuật phòng ngự của Karate.


SHOTOKAN'RYU (Tùng Đào quán lưu):

Trong Shotokan. "phòng ngự là tấn công, đỡ phải triệt để". Với quan niệm một đòn đỡ cũng là đòn tấn công. Kime (sự­ bộc phát năng lực ở cường độ cao nhất) đóng vai trò quyết định cho mọi đòn thế, Kime đ­ược kết hợp từ 2 yếu tố: tốc độ và sức mạnh. Tốc độ càng nhanh sức càng mạnh, Kime càng mãnh liệt. Từ 2 yếu tố của Kime, kỹ thuật đỡ của Shotokan chia ra 2 loại là hình thức nắm tay (quyền) và hình thức mở tay (khai thủ).



Tr­ường hợp đầu, kỹ thuật đỡ như­ phá vỡ đòn tấn công bằng tay hoặc chân của đối phư­ơng tung đến. Trọng sức mạnh hơn tốc độ. Trường hợp sau , vừa đỡ vừa xoay chuyển thân. Cần tốc độ hơn sức mạnh. Nói cách khác, hình thức đỡ bằng nắm tay là chặn đứng đòn tấn công của đối phư­ơng từ trực tiếp, lấy sức mạnh để đánh vỡ sức mạnh của đối phư­ơng. Hình thức mở tay, bằng cách xoay chuyển để tránh đỡ trực tiếp vào lực của đối phư­ơng hầu tạo thế có lợi cho đòn phản công ngay sau đó. Dù với hình thức nào, quan niệm đỡ đòn chia làm 2 loại sẽ giúp ngư­ời luyện tập khả năng hội đắc đ­ược kỹ thuật phòng ng­ự. Tuy nhiên, có nhữ­ng ý thức cần phải duy trì khi tập luyên kỹ thuật đỡ.



Hình thức nắm tay: cảm nhân chính xác đ­ường vận hành và hình trạng của kỹ thuật để phát huy sức mạnh tối hạn của lực học.



Hình thức mở tay: suy đoán đúng h­ướng lực của đối ph­ương cùng lúc hoàn thiện nghệ thuật chuyển thân, tạo tốc độ nhanh nhẹn và thời điểm phát huy kỹ thuật.



Những kỹ thuật cơ bản đ­ược tập luyện thư­ờng xuyên nh­ư Jodan age-uke, Chudan uchi-uke, Gedan-baral, . . bằng cách nắm tay võ sinh sẽ học cách phát lực hiệu quả, sự ­chuẩn xác ph­ương hướng. Sau đó tăng tốc độ và chuyển thân theo đòn tấn công của đối phương, những kỹ thuật trên biến đổi thành kỹ thuật mở tay. Điều này cũng áp dụng trong các bài quyền (kata) của Shotokan-ryu: quyền thức dành cho ng­ười nhập môn phần lớn là kỹ thuật nắm tay. Theo trình độ tăng tiến, quyền thức dành cho cấp cao sẽ sử dụng nhiều kỹ thuật mở tay.



Lực phá hủy của Kime là một đặc trư­ng của Shotokan-ryu. Ngoài mặt lý luận, để phá vỡ đòn tấn công của đối phư­ơng còn có ph­ương pháp đoàn luyện vùng va chạm trong kỹ thuật đỡ (cánh bàn tay, cổ tay trong, ngoài vv..) đánh vào trụ rơm Maklwara.



WADO-RYU (Hòa Đạo lưu)

"Đòn đỡ luôn là điều kiện để tấn công". Điều này được nhấn mạnh một cách đặc bịêt. Trong Wado-ryu đòn đỡ sẽ không cần thiết nếu không vì mục đích tấn công. Đòn đỡ phải luôn là động tác d­ự bị để tấn công.



Nh­ư vây, đòn đỡ phải tràn đầy khí thế công kích. Và tùy theo đòn thế tấn công của đối ph­ương, nhữ­ng kỹ thuật như Nagashi (l­ưu nghĩa là trôi chảy). Inashi (vãng nghĩa là đi qua). Nori (thừa nghĩa là cưỡi lên) sẽ đư­ợc thực hiện. Đây là nhữ­ng kỹ thuật do l­ưu tổ của Wado-ryu, võ sư­ Otsuka Hironoki hội đắc từ Nhu thuật Yoshi- ryu (D­ương Thần lưu) kết hợp vào Karate.



Giống như một quả bầu nổi trôi trên mặt nư­ớc, nó không đối chọi với trìên sóng. Đỡ đòn cũng vậy, đỡ nương theo chiều tấn công của đối phương, không chống lại. Và rồi động tác xuôi theo chiều tấn công sẽ trở thành đòn phản công. Khi 10 phần công lự­c của đối phương tung đến. Bằng những kỹ thuật thích ứng của Nagashi, lnashi, Nori, l­ực của đối ph­ương sẽ bị triệt thoái xuống 9,8,7.. Ngay lúc đó ta sẽ phản công đối phư­ơng đủ 10 phần công lự­c. Điều quan trọng hơn nữa là kỹ thuật của ta phát huy ra sao để khống chế đối phư­ơng. Đỡ đòn không đơn giản là một cánh tay, phải sử dụng tất cả. Đỡ bằng chân, nư­ơng theo bằng thân. quét bằng chân. tiến thoải xoay trở bằng thân. Dĩ nhiên không chỉ ứng dụng trong phòng ngự­, nó hoàn toàn đồng dạng với những kỹ thuật đấm hoặc đá.



Thí du: hãy suy nghĩ tr­ường hợp một đòn đấm đến giữa thân ta. Giả nh­ư đòn đấm cách thân ta 30cm, ta sẽ đỡ nương theo đòn tấn công được chia đều cho các kỹ pháp: Ten-I (chuyển vị: thay đổi vị trí bằng chân) là 10cm. Tentai (chuyển thể: xoay chuyển thân thể bằng hông) là 10cm và Tengi (chuyển kỹ biến đổi kỹ pháp) là 10 cm. Như­ vậy không cần trông cậy vào sức mạnh vô ích của đôi ậiy ta vẫn có thế đỡ n­ương với một lực nhỏ đối lại. Khi đã quán triệt được chuyển vị, chuyển thể, chuyển kỹ (tam vị nhất thể: Cả 3 là 1) sẽ hình thành kỹ thuật "Uke" (đòn đỡ), là căn nguyên đầu tiên của

Wado-ryu.



Những gì đã trình bày đến đây, dù như­ thế nào vẫn là quan niêm đặt trên thực tế. Theo trình tự­ tập luyện tr­ước hết kỹ thuật đã phải được rèn luyện chu đáo, thân thể phải đưa vào đúng quỹ đạo. Phải luôn ý thức rằng phòng ngự­ là tấn công". Tấn công là phòng ngự­, nếu quan niêm phòng ngự­ là đỡ, ngư­ời võ sinh sẽ bị chi phối như đỡ Soto-uke chỉ là Soto-uke. Điều cốt lõi là ngư­ời võ sinh cần cố gắng đạt thành quả khả năng ứng phó trong vô thức, có nghĩa là "vô pháp", "vô chiêu".



SHITO'RYU (Mịch Đông lưu)

Quan niêm về phòng ngự­ của Shito-ryu đặt trên 5 nguyên tắc:



1- Rakka (Lạc hoa): đòn tấn công của đối phư­ơng tung đến và ta đỡ chặn lại (uke dome) như­ hoa rơi và mặt đất nhận lấy. Kỹ thuật phòng ng­ự này mang tên "hoa rơi", qua sự­ chiêm nghịêm như­ vậy.



2- Ryusui (Lư­u thủy): không đỡ trực tiếp vào đòn tấn công đối phương mà đỡ nư­ơng theo h­ướng lực đòn đánh của đối phương như trôi theo dòng n­ước chảy (Lư­u thủy).



3- Ten-i (Chuyển vị): để tạo hoàn cảnh thích hợp phản công, ta sẽ di chuyển theo một trong 8 h­ướng ứng với đòn tấn công của đối phương.



4- Kusshin (Khuất thân): là cách hóa giải đòn tấn công của đối phương bằng sự­ co duỗi chân và thân thể. Thí dụ: chân sau co lại, khoảng cách trở nên xa mang thân thể tay vào vị trí mà đòn tấn công không đến đ­ược. Ngay sau đó. chân lại duỗi ra tạo khoảng cách đưa đòn phản công đến đối phư­ơng.



5- Hangeki (Phản kích): là kỹ thuật "công phòng nhất thể", ta dự đoán tr­ước đòn tấn công của đối ph­ương và phản công phá vỡ ngay cử động đầu tiên của hắn.



Trong thức tế không phải mỗi cách vừa nêu đ­ược áp dụng đơn độc. Tất cả là một phức hợp tương trợ nhau để phát huy hịêu quả tuyệt đối. Những kỹ thuật này được luyện tập từ căn bản quyền thức. đối luyện và ứng dụng giao đấu. Trong quyền thức, ta phải luôn quán tưởng một trân đấu và "nhìn thấy" đòn tấn công của đối ph­ương. Trong giao đấu, luôn ­ước lựơng thể cách, sức mạnh, tốc độ của đối phư­ơng. Phải suy nghĩ và áp dụng kỹ thuật có lợi nhất cho ta. Nếu cảm thấy đòn tấn công không có lực hãy sử dụng toàn bộ kỹ thuật Rakka để đỡ và phản công. Hãy luôn tìm kiếm đòn tấn công cho tất cả đòn đỡ. Những nguyên tắc không phải là sự đặt định, điều quan trọng là sự­ lựa chọn tập luyện kỹ thuật phù hợp với tố­ chất mỗi người.



OKINAWA GOJU-RYU (Cư­ơng Nhu lưu)

Sở tr­ường của Goju-ryu là phòng ngự­ bằng nguyên lý của chuyển động tròn". Với chuyển động tròn thì một lực nhỏ sẽ hóa giải được một lự­c lớn hơn, đồng thời cũng là đòn phản công nhắm vào các huyệt đạo.



Chuyển động tròn hình thành bởi sự chuyển thân, xoay hông, vai, khuỷu tay và đến cổ tay làm trung tâm tạo nên hình tròn cho tay đỡ. Thí dụ trường hợp đòn đỡ cao Jodan-uke, cổ tay làm trục cùng với chuyển động xoắn của cánh tay. Quỹ tích đó vẽ thành hình tròn. Hình thức này còn đựơc lý giải là sự­ xoay chuyển của con vụ. Trong lúc con vụ xoay, moment lực mạnh nhất sẽ phát sinh vào giai đoạn giữa, khi đó nếu đối phư­ơng khác chạm vào sẽ bị con vụ đẩy bật ra. ứng dụng trong phòng ngự­ (hoặc tấn công), hịêu quả lớn đ­ựơc tạo ra bởi sự­ xoay chuyển liên động của các thành phần, chân, hông, vai, cánh tay, tất cả là một nhất quán mạch lạc.



Trong Goju-ryu, như­ tên gọi, C­ương và Nhu cùng song luyện và theo năm tháng, vịêc tập luyện di chuyển từ Cư­ơng sang Nhu. Những sức mạnh vô ích bị loại bỏ dần, cuối cùng suy đoán theo hơi thở đối ph­ương.Ư­ớc lượng tốc độ sức mạnh của hắn để phòng ngự một cách nhu nhuyễn. Có 3 cách tập luyện riêng nhằm bổ trợ việc tập luyện kỹ thuật: Hachisabaki (Bát bát) là cánh tay xoay chuyển theo hình số 8, tạo sự linh hoạt cho đôi chân và hông; Kakie (quải thủ tạo sự ­niêm dính của đôi tay; và bài quyền Sanchin (Tam chiến) giúp tấn pháp kiên cố, phát triển nội lực.



Tập luyện kỹ thuật đỡ, dĩ nhiên phải đ­ược tiến hành thư­ờng xuyên Như­ng nếu trong sự đơn địêu. lựơng tập nhiều bao nhiêu cũng không thể nào tiến bộ. Do vậy. chú tâm vào từng đòn tấn công của đối phư­ơng là điều tối quan trọng. Điều này cũng đồng dạng trong tập luyện thể lực. Khi cử tạ 4kg mà quán t­ưởng là 20kg ta sẽ đat đư­ợc hiệu quả.

CHỈ SỐ AQ - BẢN LĨNH VÀO ĐỜI
TTCN - AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao... gọi tắt là chỉ số vượt khó). Tại sao một số người trở nên xuất chúng, rất thành công, trong khi những người khác lại nản lòng, thất bại cho dù họ có thừa thông minh hoặc tư cách tốt? Điểm khác nhau giữa họ chính là sự chênh lệch về AQ. Đó là chỉ số dùng để đo xem ai có thể đương đầu và đương đầu có hiệu quả trước bất hạnh và nghịch cảnh.

Ý nghĩa của chỉ số AQ

Nhà tâm lý học Paul G. Stoltz (Mỹ), tác giả của AQ, đã cho phát hành tác phẩm Adversity Quotient trên mạng Amazon.com vào tháng 5-1999. Tác phẩm đó ngay lập tức làm nức lòng giới tâm lý học và cả những nhà doanh nghiệp tầm cỡ

Báo Washington Post bình luận: “Rất nhiều nhân viên đang ngóng chờ chỉ số AQ mới được hình thành để kỳ vọng những kết quả như họ mong muốn”. Tờ Seattle Post-Intelligencer cũng viết: Báo The Straits Times (Singapore) sau khi phân tích thái độ vượt khó để đạt tới những mục đích cao đẹp, khẳng định: “Chỉ số AQ vừa đo sự nỗ lực quyết tâm, vừa đo trí thông minh sáng tạo của ai đó nằm ở mức nào. Nó cũng là một chỉ báo về bốn mức độ cao thấp của bản lĩnh sống: 1. xoay chuyển cục diện, 2. đảo ngược tình thế, 3. vượt lên nghịch cảnh, 4. tìm được lối ra”.

Chỉ số AQ và chất anh hùng

Các nhà tâm lý học ứng dụng đã hoan nghênh sự ra đời của chỉ số AQ. Họ cho rằng đây là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển tâm lý học cuối thế kỷ 20. Nó chứng tỏ việc lượng hóa những phẩm chất tâm lý bậc cao là một điều có thể làm được, như đã từng làm với trí tuệ (IQ) và cảm xúc (EQ).

Tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng những ý tưởng có liên hệ đến AQ từ xa xưa đã được thể hiện trong những thiên anh hùng ca. Đặc trưng chung của những thiên anh hùng ca bản lĩnh, khí phách của con người trước nghịch cảnh là ý chí không đầu hàng trước số phận. Chất anh hùng ấy ít nhiều đều có trong mỗi người nếu biết khơi dậy.

Chất anh hùng của những người lặng thầm càng có giá trị nhân bản, nghĩa là càng có cả chiều cao lẫn chiều sâu của chỉ số AQ. Họ không xưng danh mà thực chất là những anh hùng vô danh. Đó là những người đã vượt lên nghịch cảnh của chính mình, vượt qua số phận mà định mệnh đã cay nghiệt đè nặng lên mình.

Dù họ có thể không làm nên lịch sử gì to tát cho xã hội, nhưng họ đã tự khẳng định được giá trị bản thân từ nghịch cảnh. Theo nghĩa đó, họ cao cường hơn những người bình thường rất nhiều. Đó là nhờ chí khí của họ đã vượt trội, được chính họ rèn giũa để nâng cao.

Như vậy, chỉ số AQ bậc cao vẫn có trong đời thường, trong những người bình dị mà cao cả (dù hữu danh hoặc vô danh) chứ không chỉ tồn tại trong các bậc anh hùng xuất chúng. Bill Gates (chủ tịch Tập đoàn Microsoft) có nói: “Những ai tự chế được bản thân hoặc tự vượt lên chính mình dù chỉ trong khoảnh khắc cũng đều có “máu” anh hùng. Những lúc như vậy, chỉ số AQ nơi họ tăng đột biến”.

Nhờ rèn luyện và “tiêm nhiễm” từ những tác động tích cực, từ những môi trường tích cực (nhất là môi trường giáo dục nhân bản), con người có thể được “truyền máu” anh hùng từ tuổi thơ. Cuộc khảo sát của các nhà tâm lý trong suốt 15 năm theo dõi 10 đứa trẻ đã chứng minh điều đó.

Thường những ai có chỉ số EQ cao thì AQ cũng có phần cao. Nhưng không phải bao giờ và ở ai giữa EQ và AQ đều có tỉ lệ thuận. Thực tế cho thấy rất nhiều người tốt về cảm xúc, tốt về nhân cách nhưng... việc không thành, cuộc đời vẫn lắm bất hạnh. Nói như tác giả của chỉ số AQ (Paul G.Stoltz): “Người tốt vẫn có thể là người không bền lòng theo đuổi mục đích.

Dù biết đó là mục đích cao đẹp nhưng họ không đủ can trường để đi tới. Bởi vì, bao giờ cũng vậy, mục đích cao đẹp luôn đi kèm với những thử thách cực kỳ khó mà chỉ ai dám vượt khó mới có thể tới đích”.

Nói cách khác: Nếu không tự nâng cao chỉ số AQ, người thông minh và người hiền thục vẫn có thể là người bất hạnh, không vượt qua được nghịch cảnh. Sự thành đạt hay niềm hạnh phúc khi thành công, bao giờ cũng có “giá” phải trả. Giá càng “đắt” và càng chính đáng (ngay thẳng) thì hạnh phúc càng lớn và càng đáng để ta tự hào. Chỉ số AQ còn có một ý nghĩa như thế.

Khi đo về sức bật kiên cường của con người trước nghịch cảnh, chỉ số AQ xem xét sức bật đó có thể “động” (gây tiếng vang) mà có thể “tĩnh” (rất âm thầm). Như sự vượt khó, sự hi sinh lặng lẽ của các bà mẹ VN anh hùng: “ba lần tiễn con đi, trăm lần khóc thầm lặng lẽ...”, nhưng “nước mắt của mẹ thường nuốt vào trong để tạo nên sự rắn rỏi, kiên cường ngoài da thịt, để cứng hơn sắt, để vững hơn đồng..., để vượt qua bão táp chiến tranh”. Đấy là biểu hiện cao về chỉ số AQ của nhiều bà mẹ VN.

Những bà mẹ ấy yếu về thể chất nhưng rất mạnh về tinh thần. Chỉ số AQ là số đo về sức mạnh tinh thần theo hướng chân - thiện - mỹ (nghĩa cao, chí lớn). Anh hùng có trong nhân dân, vì nhân dân nói chung có một sức mạnh tinh thần rất to lớn, đè bẹp được cường quyền và bạo lực.

Chỉ số AQ & giá trị bản thân

Ai trong chúng ta cũng biết Walt Disney - nhà doanh nghiệp và cũng là nhà văn hóa tài danh của nước Mỹ. Nhưng thuở cơ hàn lúc nhỏ của ông thì ít người để ý. Trong lời tự bạch về thời lận đận của mình, ông đã rút ra ba điều tâm huyết:

1. Khó khăn không phải ở hoàn cảnh trói tay, mà ở chí khí cạn kiệt khiến ta không quyết tiến.
2. Ta phải “tiến” cả những lúc trắng tay, không tiền. Không tiền để mua báo, nhưng lặn lội đến sạp báo hoặc thư viện để coi báo. Đó là một cách để tiến.
3. Khi có tiền mà không lo học hành và luyện tập, kể như không tiến. Đó là lúc tiền thì dư dả mà chí khí thì mất sạch!

...Ngày nay, việc giáo dục để nâng cao chỉ số AQ gắn liền với xu thế phát triển của từng cá nhân và cả cộng đồng. Cách đây không lâu, trước sự báo động về chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa tiêu dùng đang xâm chiếm tâm hồn nhiều bạn trẻ, nền giáo dục và giới truyền thông Singapore đã đưa ra những thông điệp như sau:

1. Những ai không muốn làm nô lệ cho kẻ khác nhưng lại sẵn sàng làm nô lệ cho đồng tiền, người đó vẫn có chỉ số AQ rất thấp.
2. Trước áp lực của đồng tiền, người nào có gan không làm nô lệ cho đồng tiền và vật chất, người đó có chỉ số AQ cao.
3. Chủ nghĩa thực dụng lấy đồng tiền làm thước đo giá trị bản thân, kể cả khi đồng tiền đó bị dây bẩn, thậm chí vấy máu.
4. Kẻ học làm sang (nhưng không biết làm người) luôn lấy áo quần, tư trang, xe cộ... làm vật trang sức cho giá trị bản thân.
5. Kẻ làm người nhưng không biết giá trị chân chính luôn lấy tiện nghi vật chất để thẩm định giá trị bản thân và giá trị của người khác.

...Như vậy, khi bạn có TS trong tay mà biết nuôi chí lớn, đồng thời có đầy dũng khí để thực hiện chí lớn, đó chính là cách đầu tư chiều sâu và rất căn bản cho mọi giá trị cao cả của bản thân.


Cần Phát Triển Trí Tuệ Cảm Xúc Cho Trẻ Em
Trẻ thiếu xúc cảm dễ bị thất bại

Nhiều bậc bố mẹ tin rằng với chỉ số thông minh (Intelligence Quotient - IQ) cao, con mình sẽ thành đạt trong học đường và cả trong tương lai. Thực ra, chỉ số cảm xúc (Emotion Quotient - EQ) cũng là yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển vì thiếu cảm xúc thì các năng khiếu của trẻ có thể bị thui chột.

"Giữa trái tim và khối óc có một mối liên hệ, biểu hiện của nó chính là chỉ số xúc cảm, tức EQ" - Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Công Khanh, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết. Cảm xúc chi phối mạnh mẽ hành động của con người, từ đó ảnh hưởng đến kết quả của nó. Trên thực tế không có quyết định nào của con người là thuần lý trí, luôn luôn có vai trò của cảm xúc trong đó. Chẳng hạn, nếu được "sếp’ giao cho một việc mà bạn không muốn làm, bạn dễ làm một cách miễn cưỡng cho xong rồi không đoái hoài gì đến nó nữa. Nhưng nếu đó là một công việc bạn yêu thích, bạn sẽ dồn hết tâm sức cho nó nên kết quả thường rất tốt, và khi làm xong bạn cảm thấy mãn nguyện.

EQ cao được thể hiện ở tính kiên định, biết lắng nghe người khác và thấu hiểu họ, dũng cảm, linh hoạt; còn người EQ thấp thường hay trách mắng người khác, hay chấp vặt, độc đoán, hồ nghi, chê trách, cản trở người khác... Nhờ khả năng thấu cảm, người có EQ cao thường dễ hòa nhập với mọi người, biết cư xử sao cho được cộng đồng chấp nhận và dễ thành công hơn.

Đối với trẻ em, EQ càng quan trọng trong quá trình phát triển của nó. Thiếu bạn bè, sống thu mình, khó hòa nhập là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thất bại học đường. Nhiều khi chỉ vì tính thích gây hấn, hay không thích chia sẻ cái mình có với bạn bè mà trẻ bị bạn trong lớp tẩy chay, từ đó việc học cũng sút đi. Trong tương lai, những trẻ EQ thấp cũng khó tạo ra các mối quan hệ tốt để phát triển sự nghiệp. Tình trạng thiếu xúc cảm còn có thể dẫn đến những chuyện tồi tệ hơn, chẳng hạn như phạm tội. Các vụ hành hạ người khác hay giết người hàng loạt là dẫn chứng của sự vô cảm.

Theo tiến sĩ Nguyễn Công Khanh, ở nước Anh từng xảy ra một vụ hai đứa trẻ 8-9 tuổi gây ra cái chết của một em bé. Hai trẻ này gặp em bé gần một siêu thị liền bắt đến một nơi vắng vẻ để hành hạ, sau đó trói vào đường ray cho xe lửa chạy qua. Sau đó, các nhà điều tra phát hiện các hung thủ sống trong trại trẻ mồ côi. Chúng vẫn quen bắt các con vật về "chơi", vặn chân, bẻ tay và thích thú với những tiếng kêu đau đớn của con vật. Các nhà tâm lý giải thích, do không được sống trong môi trường xúc cảm nên những trẻ này không có khả năng thấu hiểu cảm giác của người khác. Chứng kiến sự đau đớn quằn quại, trong khi trẻ khác thấy kinh sợ thì chúng lại sung sướng thích thú.

Tình trạng không thấu cảm này cũng gặp ở nhiều đứa trẻ có hoàn cảnh bất hạnh như mồ côi, gia đình đổ vỡ, bị bỏ rơi... Do không nhạy với tình cảm của người khác, trẻ có thể làm họ đau khổ mà không thấy hối hận hay cắn rứt. Do đó, nguy cơ phạm tội sẽ cao.

Làm sao để tăng chỉ số EQ?

Cha mẹ cần nghe con nói để hiểu điều nó đang cảm nhận, và chia sẻ với nó. Chẳng hạn, trẻ buồn vì bạn dành nhiều thời gian cho em nó, hãy bảo: "Mẹ cũng biết cảm giác khi em mình được đi chơi với bố mẹ ở công viên còn bản thân thì không". Như vậy, trẻ vừa cảm thấy được chia sẻ vừa hiểu rằng ai cũng trải qua cảm xúc này và đã vượt qua.

Nên giúp trẻ gọi tên cảm xúc của mình, xây dựng cho nó vốn từ vựng cảm xúc như buồn, vui, giận, lo sợ... Có thể cho trẻ xem nhiều bức ảnh diễn tả các trạng thái cảm xúc khác nhau và giải thích. Nếu trẻ thất vọng vì mất đồ chơi, đừng bảo nó là "không sao đâu, đừng khóc" mà hãy tận dụng cơ hội này dạy trẻ về các khái niệm về xúc cảm. Có thể hỏi: “Con buồn, đúng không?", và khơi gợi: "Hôm trước bạn Tí mất đồ chơi, bạn Tí cũng buồn như thế nhỉ?". Hãy hỏi nó có thích đồ chơi ấy không, tại sao, như vậy con bạn sẽ bộc lộ, miêu tả được cảm xúc của nó dưới nhiều góc độ hơn.

Mặt khác, nên để trẻ quan sát cảm xúc của người xung quanh, chẳng hạn như "Hôm qua bà nội vui lắm, bà cười nhiều. Tại sao bà vui? Vì cu Tí biết nhường đồ chơi cho em..." hoặc: "Cô Ba đang giận đấy, cô cau mặt và không bế nựng cu Tí nữa. Tại sao cô giận nhỉ? Vì cu Tí nghịch làm vỡ lọ hoa của cô mà không xin lỗi. Cô giận, Tí có buồn không?". Như vậy, trẻ không chỉ nhận biết cảm xúc của người khác mà còn hiểu nguồn gốc những cảm xúc đó, cũng như ảnh hưởng của cảm xúc đó đến mọi người. Từ đó, trẻ sẽ biết điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình - một khả năng rất cần thiết để thành công trong cuộc sống.

Tiến sĩ Khanh khuyên rằng, với trẻ dưới 6 tuổi, cần hạn chế tối đa sự trừng phạt (nhưng phải chỉ ra lỗi) và hào phóng, thậm chí không giới hạn lời khen, miễn là khen có lý. Với trẻ nhỏ, đừng lạm dụng lời giáo huấn vì sự nhận thức của trẻ bắt nguồn từ những hành vi cụ thể, sau đó mới dần dần rút ra quy luật điều nào nên điều nào không. Chẳng hạn, mỗi lần trẻ la hét do không bằng lòng, mọi người có thể thỏa thuận giả vờ cùng ôm đầu kêu: "Đau đầu quá" và ai bỏ về phòng nấy, không đoái hoài gì đến trẻ. Sau một số lần như vậy, trẻ sẽ hiểu hành vi trên không đem lại "lợi lộc" gì và chấm dứt. Hoặc có thể lén quay phim cảnh này và khi trẻ đã bình tĩnh thì phát lại cho cả nhà xem. Trẻ sẽ biết hành vi này không đúng, nó xấu hổ và sẽ tự điều chỉnh dần. Khi trẻ đang lên "cơn hư", mọi lời dạy dỗ hay quát mắng sẽ không đem lại hiệu quả.

"Không phải lời giáo huấn, mà chính sự trải nghiệm sẽ có tác dụng với trí tuệ cảm xúc của trẻ" - tiến sĩ Khanh nói. Một người cha đã tìm mọi cách khuyên con trai mình đừng lại gần ống bô xe máy, nhưng mỗi lần ông đi làm về thì cậu con 3 tuổi đều sán lại bố, phía có ống bô xe máy. Ông nghĩ ra một cách, cầm theo con búp bê nhựa và làm như vô tình áp chân nó vào ống bô xe. Chân búp bê bị chảy một vệt, nó được chìa cho cậu bé xem kèm theo lời thuyết minh của bố: "Búp bê bị chạm vào ống bô nên bỏng chân, da rách cả rồi. Nó đau rát lắm". Cậu bé rất sợ vì hiểu được bằng trực giác bỏng bô nghĩa là thế nào, từ đó cậu tránh xa nó.

Cũng bằng trò chơi búp bê, bố mẹ có thể dạy trẻ nhiều điều nữa về cảm xúc. Tùy từng trường hợp cụ thể, người làm cha mẹ sẽ biết nên nói với con như thế nào. Điều quan trọng là để dạy con về trí tuệ xúc cảm, bố mẹ không thể là người "vô cảm". Bạn phải cho trẻ được tắm mình vào môi trường cảm xúc, bạn nhất thiết phải dành thời gian cho con.

(Theo VNE)
ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA CẢM XÚC VÀ TRÍ TUỆ
Ngày nay các nghiên cứu về sự phát triển của con người đã đạt được những thành tựu đáng kể và vẫn tiếp tục có những phát hiện mới về các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ trên nhiều phương diện.

(Xem thêm: Cần phát triển cảm xúc ở trẻ em)

Xã hội hiện đại làm cho con người tiếp cận với một nền văn minh “bấm nút” trong đó con người chỉ toàn làm việc trong môi trường máy móc, ít có điều kiện giao lưu, thể hiện cảm xúc cũng như khám phá nguồn cảm xúc bản thân, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ của con người như một số công trình nghiên cứu gần đây công bố: Việc phát triển của khoa học kỹ thuật làm cho con người từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành sống trong môi trường vô cảm làm thui chột những xúc cảm tích cực có ích cho sự phát triển cá nhân.

Xúc cảm – tình cảm là một dạng trí tuệ vô cùng quan trọng của con người; cũng như trí tuệ, xúc cảm phải được nghiên cứu, giáo dục và trau dồi từ bé .

CẢM XÚC ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ ?

Cảm xúc là gì ?

Người ta có thể định nghĩa cảm xúc là sự xáo động tâm thần và thể xác mà sinh ra, bởi sự hiện diện của một hoàn cảnh thích hợp.

Vậy bản chất thực tại của cảm xúc là gì ?

Cảm xúc xảy ra khi có một biến cố mà ta chưa quen thích ứng, ví như khi ta gặp thất bại, tang chế, bị mất thăng bằng … và không sẵn sàng thích ứng với hoàn cảnh ấy. Khi chưa thích ứng với hoàn cảnh là ta có cảm xúc. Khi ta cảm xúc là ta đã chạm tới một biến cố, một hoàn cảnh ta chưa quen.

Vậy cảm xúc chỉ là một trong những hiện tượng bấn loạn (Sự bấn loạn của não và của tạng phủ) phát sinh do không thích ứng với biến cố. Đó là khái niệm cảm xúc thuần tuý.

Các nhà tâm lý học: J. Piagiê, Vưgotxki … Đều cho rằng trong tác động qua lại giữa chủ thể với hoàn cảnh được thông qua “trường cư xử”, trong đó các cảm xúc là động lực của ứng xử, còn tri giác, vận động và trí tuệ là sự cấu trúc hóa của các ứng xử đó.

Điều này chúng ta dễ dàng nhận thấy trong cuộc sống, phần lớn các quyết định (quá trình phản hồi trả lời thông tin của não) đều bị ảnh hưởng rất lớn vào cảm xúc.

Ví như khi chúng ta đang sống trong tràn ngập tình yêu thương, đang hạnh phúc, ở tâm trạng hết sức thoải mái ấy ta rất dễ chấp nhận những yêu cầu của người khác, hoặc ra một quyết định nào đó rất dễ dàng.

Nhưng có khi cùng một yêu cầu đó, lúc chúng ta đang ở trong một tình huống khó khăn, không thoải mái hoặc vì một cảm xúc nào đó hoàn toàn cá nhân cũng cản trở đến việc ra quyết định của ta..

Ứng dụng những điều trên là một thực tế, ở các nước, để tăng hiệu quả làm việc người ta đã tính đến yếu tố cảm xúc tham gia vào quá trình hoạt động nhận thức.

Mọi cảm xúc của chúng ta không gì khác hơn một chuỗi những cơn bão sinh học trong bộ não của chúng ta. Và chúng có thể bộc phát mọi lúc. Nhưng chúng ta phải học cách kiểm soát, kiềm chế chúng một cách có ý thức thay vì chỉ sống bằng phản xạ.

Mọi phản xạ cảm xúc của chúng ta là phản xạ đối với môi trường. Nó được hình thành bằng ý thức và cả vô thức.

Cảm xúc là một kích động hay một rối loạn tinh thần, tình cảm, đam mê, với mọi trạng thái mãnh liệt hay kích thích.

Xúc cảm vừa là một tình cảm và các ý nghĩ, các trạng thái tâm lý – sinh lý đặc biệt vừa là thang đo của các xu hướng hành động do nó gây ra.

Có hàng trăm xúc cảm với những kết hợp biến thể và biến đổi. Những sắc thái trên thực tế nhiều đến mức không có từ để chỉ.

- Các thành phần xúc cảm được xếp thành “họ cơ sở”:

+ Giận: cuồng nộ, phẫn nộ, oán giận, nổi giận, bực tức, gay gắt, hung hăng, bất mãn, cáu kỉnh, thù địch (đạt tới tột cùng thù hằn và bạo lực bệnh lý).

+ Buồn: buồn phiền, sầu não, rầu rĩ, u sầu, thương thân, cô đơn, ủ rũ, thất vọng (trầm cảm sâu).

J.Piagiê cho rằng: mỗi ứng xử bao hàm hai mặt: mặt năng lượng và mặt nhận thức hay cấu trúc, mặt năng lượng là do cảm xúc tạo ra, còn cấu trúc hay nhận thức là kết quả của trí tuệ.

Theo Piagiê: một hành động trí tuệ bao hàm sự điều tiết năng lượng liên quan tới cảm xúc.

Như vậy: cảm xúc và nhận thức không thể tách rời nhau.

Vưgôtxki cho rằng: việc phân tích một ý nghĩ nào đó chỉ đúng khi phát hiện ra được bình diện động cơ, cảm xúc bên trong.

Mối quan hệ giữa IQ và EQ theo Gardner

Ngoài ra, trong các nghiên cứu gần đây người ta còn phát hiện có sự quan hệ giữa chỉ số trí tuệ IQ (Intelligent Quotient) và chỉ số cảm xúc EQ (Emotion Quotient).

EQ được hiểu là khả năng tự kiềm chế tình cảm, tự đánh giá, khả năng kiểm soát và chế ngự những khát vọng, đam mê, khả năng kỷ luật tự giác, khả năng tư duy tích cực, tìm ra được nhiều giải pháp để giải quyết công việc. Như vậy, EQ là con đường tự học, tạo ra trí tuệ và tài năng.

Chỉ số IQ và chỉ số EQ có tính độc lập tương đối với nhau và cùng nằm trong hệ thống nhân cách.

Chỉ số EQ không đối ngược với IQ mà chúng bổ sung cho nhau. Chỉ số EQ cao tạo điều kiện cho chỉ số IQ phát triển.

Chỉ số IQ có tính ổn định cao hơn chỉ số EQ

- Giáo sư D.Godeman đã nghiên cứu nhiều nhà điều hành các công ty lớn và có kết luận: Chỉ số IQ chỉ chiếm 25% trong sự thành đạt, trong khi đó chỉ số EQ lại chiếm đến 75% sự thành đạt.

Vậy: Chỉ số thông minh IQ không phải là yếu tố chính dẫn đến sự thành đạt của một người mà là chỉ số EQ.

Ông dẫn chứng: một người tốt nghiệp hạng ưu tại một trường danh tiếng với chỉ số IQ rất cao nhưng chỉ số EQ thấp. Vào đời anh ta bị đuổi khỏi cơ quan sau 3 tháng làm việc và liên tục đổi hết công ty này đến công ty khác. Trong khi một anh khác tốt nghiệp đại học hạng trung bình với chỉ số IQ bình thường nhưng chỉ số EQ rất cao. Vào đời anh ta đạt hết thành công này đến thành công khác. Qua đó D. Godeman cho rằng các cảm xúc chỉ đạo trí tuệ, thậm chí nó còn mạnh hơn khả năng logic toán.

- Tóm lại, mọi hành động trí tuệ đều có sự tham gia của cảm xúc.

Cảm xúc thâm nhập vào từ các hoạt động tri giác, đến việc lựa chọn các thao tác và ra quyết định trí tuệ. Mức độ ảnh hưởng này rất lớn rộng, từ những cảm xúc đơn giản, đến tình cảm phức hợp và cuối cùng là sự tham gia của những linh cảm trực giác hết sức thú vị và diệu kỳ.

Và vì vậy, ông cho rằng việc giáo dục tình cảm, bồi dưỡng cảm xúc cho trẻ ngay từ khi chúng còn rất nhỏ là điều hết sức quan trọng và cần thiết cho sự phát triển trí tuệ của chúng.

Nhiều công trình nghiên cứu của Arsenian, D.Burlingham cho rằng đứa trẻ bình thường để trở thành người lớn tiến triển, phải dựa trên ba bình diện song song: Thể chất, Trí tuệ và Tình cảm; tình yêu thương của những người xung quanh mà đặc biệt là mẹ nó rất cần cho sự phát triển của trẻ không chỉ thuần tuý trên bình diện tình cảm mà cả trên bình diện trí tuệ và thể chất .Trẻ phải được yêu mến, nó cũng cần phải biết là nó được yêu mến, yêu thương một cách ổn định và bền bỉ.

Tình yêu, sự chấp nhận, sự ổn định là ba nhân tố, ba điều kiện cốt yếu cho sự phát triển tình cảm ở trẻ.

CÁC ĐỊNH NGHIÃ KHÁC NHAU VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC

Trí tuệ cảm xúc là gì ?

Thuật ngữ trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) do hai nhà tâm lý học Mỹ Peter Salovey và John Mayer sử dụng năm 1990.

Trí tuệ cảm xúc được hiểu là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc người khác, phân biệt được chúng và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân.

- P. Salovey:

Trí tuệ cảm xúc bao gồm khả năng tiếp nhận đúng, đánh giá và thể hiện cảm xúc, khả năng đánh giá và phân loại những cảm xúc giúp định hướng suy nghĩ, khả năng hiểu và điều khiển, định hướng cảm xúc nhằm gia tăng sự phát triển cảm xúc và trí tuệ.

- Daniel Golman:

Trí tuệ cảm xúc là khả năng giám sát các cảm giác và cảm xúc của bản thân và của người khác, khả năng phân biệt chúng và khả năng sử dụng các thông tin nhằm định hướng suy nghĩ và hành động của mình.

- Edward De Bono:

Trí tuệ cảm xúc là loại trí tuệ giúp cá nhân đi sâu phân tích, khám phá và làm bộc lộ cảm xúc của chủ thể ra ngoài.

- H. Steve:

Trí tuệ cảm xúc là sự kết hợp giữa sự nhạy cảm về cảm xúc có tính chất tự nhiên với các kỹ năng quản lý cảm xúc có được do tự học hỏi, nhằm giúp con người đạt được hạnh phúc trong cuộc sống.

Như vậy qua các cách định nghĩa về trí tuệ cảm xúc của những nhà tâm lý khác nhau chúng ta thấy trí tuệ cảm xúc có điểm chung là khả năng hiểu rõ cảm xúc của bản thân và thấu hiểu cảm xúc của người khác.

BỐN MÔ HÌNH CẤU TRÚC VÀ VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC

- Khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc bản thân: nó bao gồm các cá nhân nhận thức được cảm xúc của họ và suy nghĩ của họ về cảm xúc đó.

- Khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác: việc đánh giá cảm xúc của người khác và thể hiện cảm xúc đó đều liên quan đến sự thấu cảm.

- Khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và của người khác: đề cập tới kinh nghiệm cảm xúc của cá nhân và những xử sự để thay đổi, điều hoà cảm xúc.

- Sử dụng cảm xúc để định hướng hành động: cảm xúc là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động, vì vậy việc sử dụng cảm xúc để điều khiển hành vi là một trong những thành phần quan trọng trong trí tuệ cảm xúc.

- Nhiều nghiên cứu khẳng định vai trò nhận thức, định hướng, điều khiển làm thay đổi cảm xúc trí tuệ trong hoạt động và giao tiếp, khả năng thấu cảm của trí tuệ có ý nghĩa to lớn, có mối quan hệ giữa sự thấu cảm với hành vi cá nhân, thấu cảm như thế nào sẽ có hành vi tương ứng như vậy.

- D.Craig phân tích quan hệ sự thấu cảm – hành vi diễn ra trong quan hệ tình yêu và vợ chồng, ông kết luận: thấu cảm yêu đương tạo ra hành vi yêu đương, thấu cảm giận dữ tạo ra hành vi giận dữ.

CÁC NHU CẦU CẢM XÚC

- Giống như những nhu cầu vật chất, các nhu cầu cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra động lực cho ứng xử và khi cảm xúc bị hẫng hụt dẫn đến hậu quả gây ra nhiễu loạn nghiêm trọng trong ứng xử.

Các nhu cầu chung về cảm xúc là nhu cầu về tình yêu thương của con người – được yêu và sau đó yêu người khác- kể cả sự tán thành và kính trọng:

- Nhu cầu về vai trò quan trọng : bao gồm sự thừa nhận và kính trọng.

- Nhu cầu về sự xứng đáng tức là sự tự lập.

- Nhu cầu được cần tới và được người khác mong muốn.

- Nhu cầu có hiệu suất nghĩa là mưu tìm lao động và sáng tạo.

- Sự lớn lên và phát triển của cảm xúc chỉ có thể diễn ra trong một bầu không khí yêu thương, được chấp nhận và có sự trao đổi. Nhờ được yêu thương con người nảy nở niềm tin nơi bản thân và tin người khác, lòng tin này dựa trên các mối quan hệ thành công với người khác.

- Khi được yêu thương, con người có khả năng chiến thắng trong những cuộc vật lộn và vượt qua những nỗi tuyệt vọng phải trải qua trong cuộc đời.

Nếu con người không lớn lên trong bầu không khí có đủ tình yêu thương và sự đầm ấm thì khi thành người lớn, nó sẽ gặp khó khăn không thành đạt các mối quan hệ gần gũi trong hôn nhân gia đình, người đó có thể đau khổ vì những cảm giác cô độc và cô đơn, có thể trở thành người tách biệt lạnh nhạt, xa cách. Bất luận thế nào hậu quả là người đó sẽ gặp trở ngại trong việc cống hiến, tiếp nhận và chia sẻ tình yêu với người khác.

- Trong các quan sát thực nghiệm chúng ta cũng có một số kết quả nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ mồ côi, những trẻ hoang thai của các bà mẹ nuôi con một mình thường có vấn đề về phát triển trí tuệ và nhân cách.

Cuộc sống con người chúng ta phần lớn là do các cảm xúc nảy sinh và chi phối, chất lượng của cảm xúc ảnh hưởng đến chất lượng của tư duy và chất lượng tư duy quyết định chất lượng của các suy nghĩ của chúng ta.

Trong khi đó, nguồn lương thực cho tâm trí chúng ta chính là suy nghĩ của chúng ta, những suy nghĩ ấy sẽ quyết định phẩm chất trong các mối liên hệ của chúng ta, đến cách thức chúng ta xử lý những tình huống khó khăn trong cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. JOHN KEHOE: SỨC MẠNH TINH THẦN TIẾN VÀO THẾ KỸ 21. LÊ TÔN HIẾN DỊCH VÀ CHÚ GIẢI, NXB TRẺ 2004

2. DAVID STAFFORD-CLARK, NXB THẾ GIỚI 1998: FREUD ĐÃ THẬT SỰ NÓI GÌ ?

3. TS DEEPAK CHOPRA: KHÔNG TUỔI TÁC - KHÔNG THỜI GIAN, TRẦN NGỌC ĐỨC DỊCH, NXB VĂN HÓA THÔNG TIN 2004

4. PHAN TRỌNG NGỌ, NGUYỄN ĐỨC HƯỚNG: CÁC LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN TÂM LÝ NGƯỜI, NXB ĐHSP 2004

5. PHAN TRỌNG NGỌ, DƯƠNG DIỆU HOA, NGUYỄN LAN ANH: TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA, HÀ NỘI 2001

6. TS TRẦN NHẬT TÂN: TÂM LÝ HỌC, NXB LAO ĐỘNG 2003

7. STEPHEN COVEY: BẢY THÓI QUEN CỦA NGƯỜI THÀNH ĐẠT, NGUYỄN VĂN CỪ DỊCH, NXB THỐNG KÊ 2000

8. FREUD: NHẬP MÔN PHÂN TÂM HỌC, NGUYỄN XUÂN HIẾN DỊCH, NXB ĐH QUỐC GIA 2004
nguồn: www.dongtac.net

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2009

DẠY TRẺ EM TỰ VỆ CHỐN ĐÔNG NGƯỜI ?

Cha mẹ phải cho con cái biết khi đi ban đêm dù một mình hay với bạn bè trên phố, cần phải biết những hiểu biết căn bản như thỉnh thoảng phải quay đầu lại về phía sau và phải cảnh giác đối với ai có vẻ sắp đi sát mình.

Một số Web site còn chỉ dẫn các cô gái trẻ biết cách tự bảo vệ ra sao như tấn công chớp nhoáng và hết sức mình vào những điểm yếu của bọn cướp như hạ bộ hay mắt và dùng ngay vật tùy thân như dù hay xách tay chống trả.

Các chuyên gia tâm lý cho hay thường bọn cướp “không ưa” những người biết cảnh giác và quá dữ dằn, chúng sẽ bỏ chạy nếu thấy khó lòng “ăn hàng”.

Nhưng con cái bạn nên thận trọng thì bao giờ cũng tốt hơn là đợi tới khi chuyện xấu xảy ra, như đừng mang tiền mặt nhiều hay các thẻ tín dụng trong bóp ban đêm.




Màn đêm buông xuống từ lâu ở New Orleans, cô Liza Z. đang từ một khách sạn, nơi cô làm việc đi ra đường về nhà thì có 3 gã đàn ông bám theo.

Khi cô băng qua đường thì cả 3 tên đã xông đến. Cô kể: “Chúng vật em xuống đất siết cổ em lại rồi chìa khẩu súng vào mặt”. Lisa bị đánh đập, cướp bóc và rất may là cô chưa bị cưỡng hiếp hay bị giết chết.

An ninh trên đường phố ban đêm bao giờ cũng là mối bận tâm lớn của phụ huynh có con em đế tuổi thành niên. Các nhà tâm lý cho là sở dĩ Liza bị nạn là do “hình dáng bên ngoài cô tự tố cáo cho bọ cướp biết cô là mục tiêu quá dễ dàng”.

Đó là cô đi ban đêm một mình trên đường phố vắng, lưng lại đeo một cái túi rất rườm rà. Bọn cướp biết ngay là nếu bị tấn công, cô khó lòng chống cự được.

Volkan Topalli, giáo sư môn tội phạm học tại đại học Georgia, cho biết: “Có những tên cướp tập trung tấn công những nạn nhân mà chúng biết rất dễ khuất phục”.

Theo giáo sư Topailli thì “hai đối tượng hay bị nhắm nhất là phụ nữ và người già, nhưng thanh niên cũng bị tấn công nếu như họ cho thấy yếu điểm của mình quá rõ”.

Các nhà tội phạm cho hay mặc dù cướp có nhiều loại nhưng không bao giờ chúng lựa chọn nạn nhân một cách ngẫu nhiên. Chính vì thế khi điều tra vụ nào có khi FBI nhờ vào bản chất nạn nhân mà phăng ra thủ phạm.























Là cha mẹ, bạn cần cho con cái biết thế nào là “risk continuum” (điểm dễ bị tấn công) như vung vẩy tiền bạc, mang trang sức đắt tiền, hay đi một mình.

Có những “yếu tố hiểm nguy khác” cũng được các chuyên gia vạch ra như tướng tá, kiểu đi, thậm chí bọn cướp còn ranh ma đến độ chúng có thể “đọc” được tính gan lì hay nhút nhát trên vẻ mặt nạn nhân nữa (facial expressions).

Giáo sư David Buss thuộc đại học Texas còn đi xa hơn. Ông cho hay “có những cô gái không hiểu hành vi và cách ăn mặc của mình vô tình kêu gọi bọn xấu tấn công cưỡng hiếp cô”.



Nguồn: Calitoday
Bạn đã trang bị hành trang cho việc chống lại kẻ bắt nạt ở trường cho con của bạn ?

Bạo lực học đường, những từ này khiến các bạn sởn gai ốc. Vậy cụm từ những kẻ bắt nạt ở trường có khiến bạn sởn gai ốc không? Bạn cần quan tâm đến vấn đề này.

Hiện tượng bắt nạt bạn bè ở trường là một dạng bạo lực. Các chuyên gia ước tính gần 75% giới trẻ ngày nay là thành viên của cuộc chạm trán (khi là kẻ bắt nạt, khi là nạn nhân, khi là người ngoài cuộc, khi là kẻ hùa theo) trước khi chúng bước vào bậc trung học. Và trong số đó có con bạn. Bắt nạt bạn bè là một quá trình tự nhiên của tuổi niên thiếu. Đó là hành vi không thể chấp nhận được.

Trước khi bạn chuẩn bị tinh thần cho con để con đối phó với những kẻ bắt nạt, thì bạn cần phải hiểu những gì tạo nên kiểu hành vi bắt nạt bạn bè này, đó là điều quan trọng. Bắt nạt người khác được coi như một hành vi hung hăng lặp đi lặp lại với một trẻ khác yếu thế về thể chất hoặc tình cảm hơn. Tuy nhiên, trẻ có thể không là mục tiêu của những tên hay bắt nạt bạn bè, nhưng những người ngoài cuộc cũng có thể nạn nhân.

Hành vi bắt nạt được chia rõ ràng thành 3 loại:

-Bắt nạt thể chất là sự hăm doạ về thể chất, như cắn, đá, xô đẩy, chèn, và/hoặc nhổ nước bọt.

-Bắt nạt bằng lời nói như "gán" biệt hiệu, đe doạ, chế nhạo, chòng ghẹo, đồn đại, và vu khống.

-Bắt nạt bằng cách tách nạn nhân ra khỏi xã hội tức là có dự định trước để xua đuổi và tách nạn nhân ra khỏi các hoạt động theo nhóm hoặc các hoạt động xã hội bằng cách tung ra những lời đồn đại.

Các đặc tính của một kẻ bắt nạt bao gồm bốc đồng, thống trị, thiếu sự cảm thông, cần trở thành trung tâm gây sự chú ý, có những thái độ không lành mạnh về bạo lực và các hậu quả của bạo lực.

Mặc dù nhiều người tin vào nguyên nhân khiến trẻ hay bắt nạt bạn bè bắt nguồn từ việc đứa trẻ đó không cảm thấy an toàn và không ưa chính bản thân mình. Nhưng không phải như vậy, những trẻ hay bắt nạt người khác cảm thấy tự tin. Chúng là những đứa "không biết sợ" và to khoẻ, những đặc điểm mà được bạn bè cùng trang lứa ngưỡng mộ.

Những yếu tố có thể góp phần vào việc hình thành nên hành vi hung hăng của trẻ bao gồm gia đình, nhóm bạn, hàng xóm, xã hội, và trường học. Những trẻ hay bắt nạt bạn bè thường nếm mùi bạo lực hoặc bị mọi người trong gia đình bỏ bê, bố mẹ ít giám sát. Trẻ bị anh chị chế giễu sẽ có xu hướng trở thành những kẻ bắt nạt. Những trẻ khác coi bắt nạt người khác để được mọi người chấp nhận, để có được tình bạn, và để nổi tiếng.

Nạn nhân là những trẻ cảm thấy không an toàn hoặc thận trọng, những trẻ đó hiếm khi bảo vệ hoặc trả đũa khi giáp mặt, và/hoặc một trẻ thiếu các khả năng xã hội hoặc yếu đuối về thể chất. Thật không may, khi những kẻ bắt nạt thiếu lòng thương, những nhược điểm về thể chất của trẻ cũng là con mồi của những kẻ bắt nạt. Tuy nhiên, bất kỳ trẻ nào cũng có thể là nhạn nhân. Những kẻ bắt nạt còn thách thức nhiều trẻ để nổi tiếng hơn.

Kẻ bắt nạt cần có một người nghe theo. Vì vậy, hành vi bắt nạt tập trung chủ yếu ở trường. Nhà ăn, sân chơi, hội trường, nhà kho, nhà vệ sinh là những nơi xảy ra chạm trán.

Những thành viên trong cuộc chạm trán gồm có kẻ bắt nạt, những người hùa theo, nạn nhân, và những người ngoài cuộc. Nghiên cứu cho thấy rằng 75% trẻ ở trường học sẽ vài lần đóng vai trò những thành viên khác nhau trong cuộc chạm trán đó trước khi trẻ học lên đến bậc trung học, ít nhất là một lần.

Khi trẻ bị kẻ khác bắt nạt, nạn nhân phải chịu rất nhiều hậu quả. Trẻ sẽ đi xa hơn để tránh trở thành nạn nhân. Nếu con trẻ không được chuẩn bị tinh thần tích cực để chống lại kẻ bắt nạt thì trẻ thường dùng các phương pháp tiêu cực như bỏ học, giả vờ ốm, điểm số học tập kém và sống thu mình.

Đối với những trẻ liên tiếp là nạn nhân, sự bẽ mặt, sự sợ hãi, lo lắng sẽ kéo theo sự suy nhược cơ thể, điều đó sẽ khiến trẻ hành động theo ý của người khác và làm cho trẻ nhút nhát.

Nạn nhân có thể cảm thấy xấu hổ và coi mình là người thất bại. Chúng có những bệnh liên quan đến căng thẳng như đau đầu và đau họng. Trong phần lớn trường hợp, nạn nhân có thể suy nhược và có ý nghĩ tự tử.

Thiếu sự an toàn là một vấn đề quan tâm hàng đầu đối với trẻ nhỏ, và hành vi bắt nạt là một đe doạ có thực và liên tục. Khi nhận thức về an toàn của trẻ bị tổn thương, trẻ thường phản ứng với vai trò của người ngoài cuộc, ngay cả khi nạn nhân đó là bạn của trẻ. Điều này trở thành gánh nặng cho trẻ và có thể khiến trẻ cảm thấy tội lỗi vì mình đã không làm gì để ngăn cản sự việc. Các lý do để không tố cáo sự việc hoặc không giúp bạn khi bạn bị bắt nạt có thể là do trẻ sợ trả thù và bị xua đuổi giống như hậu quả của những người khác.

Thiếu cảm giác an toàn sâu sắc sẽ phá huỷ môi trường và quá trình học tập. Điều đó có thể gây chia rẽ trong lớp học, và làm học sinh lo lắng. Cảm giác thiếu an toàn còn hạn chế sự sáng tạo và tự diễn đạt bản thân của học sinh. Thường thường, điều này sẽ khiến học sinh không tập trung, và kèm theo là kết quả học tập giảm sút.

Chuẩn bị tinh thần cho con bạn đối phó với kẻ bắt nạt

Dạy con bạn đi thẳng người và kiêu hãnh, và nhìn thẳng vào mắt của kẻ bắt nạt. Ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng. Vóc dáng người tự tin, tích cực sẽ giúp con bạn đương đầu với những kẻ bắt nạt trong nhiều năm.

Dạy con bạn kết hợp vóc dáng tự tin với những suy nghĩ tự nhận thức về bản thân tích cực, những suy nghĩ đó làm căn cứ cho các quyền lợi của bé. Những lời khẳng định sẽ hỗ sợ con bạn nói mà không cần phải khiêu khích kẻ bắt nạt, và không làm tình huống căng thẳng.

Yếu tố ngạc nhiên có thể đẩy lùi kẻ bắt nạt. Kẻ bắt nạt thích "con mồi" dễ. Một trò đùa, một lời bình luận nhẹ nhàng hoặc một câu hỏi là một phản ứng mà kẻ bắt nạt không mong đợi, và những lời đó chỉ vừa đủ cho kẻ bắt nạt suy nghĩ lại những hành vi của mình không đạt được kết quả mong muốn.

Giúp con bạn phân biệt được các kiểu vai trò. Khuyến khích con bạn đọc truyện truyền cảm hứng. Chia sẻ thời gian này với con và chỉ ra sức mạnh của nhân vật và tính kiên nhẫn có thể đạt được những kết quả tích cực mà không cần phải sử dụng đến bạo lực hoặc quyền lực.

Viết là một cách khác giúp con bạn đương đầu với kẻ bắt nạt. Khuyến khích con bạn viết nhật ký, tập làm thơ hoặc các bài hát. Sáng tạo và tự diễn đạt là những công cụ rất quan trọng, và có hiệu quả trong những vấn đề tiêu cực. Viết còn có thể giúp con bạn cảm thấy an toàn. Bạn hãy chỉ ra những lợi ích của kinh nghiệm hàng ngày này như diễn đạt các cảm xúc của con về kẻ bắt nạt.

Tình bạn là yếu tốt rất quan trọng. Nếu con gặp khó khăn khi kết bạn hoặc duy trì tình bạn, thì bạn hãy can thiệp và giúp đỡ con. Tình bạn là một pháo đài bảo vệ con bạn khỏi kẻ bắt nạt. Hãy quan sát và phân biệt những trẻ nào có thể kết bạn với con bạn và sắp xếp một buổi gặp. Khuyến khích con bạn tham gia vào các hoạt động xây dựng sức mạnh và sự tự tin.

Patricia Gatto, cùng với chồng, John De Angelis là tác giả của một cuốn sách viết về trẻ em, cuốn Milton's Dilemma. Cuốn sách nói về một cậu bé cô đơn và những cuộc vận lộn của cậu với những kẻ bắt nạt ở trường.

Nguồn: Family Resouce

Biên dịch: Ngô Thu Hiền

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2009

Xuâन Sơन कैंप 2009






Hình ảnh Trại Hè Dã Ngoại Rừng Quốc Gia Xuân Sơn - Phú Thọ 2009
Sau khi chuẩn bị chu đáo và chương trình được ban phụ huynh ủng hộ. Chương trình trại hè, dã ngoại và rèn luyện cá nhân tại rừng quốc gia Xuân Sơn Phú Thọ đã được tổ chức thành công để mở đầu cho chương trình ngoại khoá hè 2009 của câu lạc bộ Đội Nhân chúng ta.
Xuân Sơn camp lần này có tất cả 19 thành viên mới và cũ của câu lạc bộ, 01 bạn là chị gái của một thành viên trong lớp nhưng rất hay tham gia cùng các hoạt động của clb, với 3 vị phụ huynh nhịêt tình giúp sức. Với trại hè Xuân Sơn, có nhiều kỉ niệm và hoạt động đáng nhớ. Các bạn học viên nhí của clb đã được ăn, ngủ , vệ sinh cá nhân, tập luyện tự giác, được rời xa bàn tay chăm sóc của cha mẹ để phát triển tính tự giác trong môi trường tập thể. Các học viên thăm quan và ăn ở tại nhà của người dân tộc Mường tại bản Dù - trong khuôn viên rừng quốc gia Xuân Sơn. Các bạn được biết đến đời sống, sinh hoạt của đồng bào dân tộc. Khi đi thăm bản Cỏi, một bản nghèo nhất xã XUân SƠn, chúng ta đã thêm thông hiểu sự khó khăn của người dân bản địa, thăm ngôi trường học bằng gỗ, với những chiếc bàn ghế siêu vẹo, chúng ta thêm quý trọng những gì chúng ta đang được hưởng.
Hành trình vào thăm bản Cỏi thật khó khăn vất vả, như để chúng ta thêm rèn luyện cho bản thân, đường đi qua rừng đã được làm bêtông nhưng trời thì nắng nóng gay gắt, lúc về có mưa rào sấm chớp. Đến con súôi mát, tất cả như hồ hởi khi được lội đôi chân trần xuống nước vui đùa thoả thích, chúng ta đang được trải nghiệm những giá trị thiên nhiên tuỵêt vời. Việc dựng lều trại, tưởng trừng đơn giản sau khi được thầy giáo hướng dẫn trước khi đi, cúối cùng thì cũng đã thành công, các nhóm đều hoàn thành lều của mình. Được lệnh rút trại, tất cả chuẩn bị leo núi vào hang Gà Chín Cựa, đường suối trơn và khá nguy hiểm, với sự hỗ trợ của các bạn học viên lớn, phụ huynh và bác sĩ theo đoàn, tất cả đã vào được hang an toàn. Trong hang thật kỳ bí, các học viên nhỏ tuổi rất thích thú với các hình thù do các thạch nhũ tạo nên.
Sang ngày hôm sau, chương trình tập thể dục buổi sáng được các bạn thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. Chắc hẳn, các bố mẹ ở nhà sẽ không thể tin được rằng các cô cậu công chúa hoàng tử lại có thể tự đánh răng, rửa mặt, tắm và dậy sớm để nghiêm chỉnh hoàn thành các nội dung bài tập thầy giáo đưa cho. Sau khi tự giác ăn sáng bằng bát mì tôm với trúng gà, chúng ta bước vào giờ học về kỹ năng sinh tồn. Buổi học bắt đầu bằng việc học các cách thắt dây sao cho đúng. Mỗi nhóm được phân công một loại thắt,tưởng chừng đơn giản nhưng cũng rất lâu các nhóm mới hoàn thành được. Sau đó, bác sĩ của đoàn hướng dẫn chúng ta về cách sơ cứu các vết thương khi gặp tai nạn, cách băng bó khi bị gãy chân, gãy tay, cách hô hấp nhân tạo cho người gặp nạn...
Sau khi ăn trưa, chúng ta lên đường đi tắm khoáng nóng ở Thanh Thủy. Trời nóng, dường như không nhiều bạn hào hứng lắm với tắm khoáng nóng, nhưng đến nơi thì lại thích thú với việc được vùng vẫy trong bồn nước. Kết thúc chuyến đi, đúng 18h chúng ta về đến điểm tập kệt trong sự vui mừng của bố mẹ đi đón về.
Bạn muốn xem thêm nhiều hình ảnh về chuyến đi. Hãy vào click vào phần Hình Ảnh ở bên dưới để link sang website ảnh. Hoặc vào phần website của clb nhé.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2009

Thông báo lịch tập mùa hè 2009 và hình ảnh địa điểm nơi tập luyện.
Bắt đầu từ tháng 6-2009, Câu lạc bộ Karate-do Đội Nhân sẽ tập 3 buổi/ Tuần
Lịch cụ thể như sau:

- Tối thứ 5 : từ 18h đến 19h30'. Yêu cầu mặc võ phục, tập chuyên môn Karate-do.
- Tối thứ 7 : Từ 18h đến 19h30'. Yêu cầu đi giầy, mặc đồ thể thao, tập bài tập thể lực, trò chơi vận động, kỹ năng cá nhân.
- Tối chủ nhật: Từ 18h đến 19h30'. Yêu cầu mặc võ phục, tập chuyên môn Karate-do.

Buổi tập đầu tiên vào tháng 6 sẽ bắt đầu vào tối thứ 5 ngày 4-6-2009. Tối thứ 7 và chủ nhật ngày 6-6-2-2009 và ngày 7-6 , câu lạc bộ đi dã ngoại tại Xuân Sơn- Phú Thọ,nên sẽ nghỉ. Các bạn học viên không đi thăm quan được nghỉ tập .

Bản Đồ Địa Điểm Câu Lạc Bộ ĐỘi Nhân